Địa chỉ cho thuê trang phục dân tộc đẹp, giá rẻ.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc đều có trang
phục truyền thống riêng, trong đó có những dân tộc có trang phục rất đẹp và độc
đáo. Mỗi bộ trang phục đều mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, in dấu truyền
thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó, nó là hơi thở, là linh hồn của một
dân tộc.
Trang phục Tây Nguyên:
Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Bên cạnh trang phục, nghệ thuật trang sức, làm đẹp theo quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc cũng luôn được quan tâm, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu về ăn mặc mà còn là nhu cầu về thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của từng dân tộc.
Trang phục Tây Nguyên:
Nét chung nhất trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu hoặc áo choàng quấn, phụ nữ mặc áo, váy tấm... Bên cạnh trang phục, nghệ thuật trang sức, làm đẹp theo quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc cũng luôn được quan tâm, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu về ăn mặc mà còn là nhu cầu về thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của từng dân tộc.
Trong đó, một kiểu trang phục khá phổ
biến và điểm chung ở Tây Nguyên đó là kiểu áo chui đầu, váy nhuộm đen hoặc
chàm, dải khố… Trong khi nữ giới thường mặc váy và áo dệt thổ cẩm cùng hoa văn
độc đáo thì nam giới lại khoe cơ bắp với đóng khố và để người trần.
Tại Tây Nguyên có khá nhiều dân tộc
sinh sống phổ biến: raglai, Ê đê, xơ đăng, mạ, gier chiêng… Về trang phục các
dân tộc thông thường có nhiều điểm chung nhưng cũng có những đặc điểm riêng của
từng dân tộc đem lại nét đẹp văn hóa trang phục Tây Nguyên cho vùng miền này.
Trang phục người Ê đê: trong trang
phục người Ê đê thì nam giới thường được đóng khố màu chàm sẫm và mặc áo trắng.
Dọc trên rìa tấm khố thường được trang trí hoa văn rất đẹp. Với áo thì họ thường
mặc áo cổ tròn chui đầu thân áo sau dài hơn thân áo trước và thường xẻ tà. Bên
cạnh đó thì trang phục Tây Nguyên của nữ giới dân tộc Ê đê sẽ quấn váy, ở trần.
Váy được người Ê đê dệt màu đen hoặc màu chàm rất mảnh còn áo thì cũng được mặc
kiểu chui đầu. Khác với áo của nam giới, áo của nữ giới tay thường ngắn và thân
cũng ngắn tới chấm thắt lưng.
Trang phục người Khơ me: về cơ bản thì
trang phục của người Khơ me khá giống với người Kinh có màu đen chủ đạo. Nam giới
ở đây thường mặc xà rông ở trần ở nhà và mặc áo bà ba đen khi ra ngoài. Còn nữ
giới có thể mặc nhiều loại váy khác nhau dệt bằng các loại sợi như tơ tằm hay
bông cùng màu sắc rực rỡ tươi tắn. Áo thường ngắn và bó sát, tay dài cùng những
trang trí chung của trang phục Tây Nguyên kiểu hình ô trám, kẻ sọc và bông hoa…
Tuy nhiên, ngày nay đa số người nữ Khơ me đã mặc trang phục như người Kinh khi
đi ra ngoài.
Gần gũi với thiên nhiên, rất giản dị với
những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng, trang phục dân tộc
của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là đại diện tiêu biểu cho những nét văn hóa
truyền thống.
Với việc sử dụng hai gam màu chủ đạo: đỏ, đen (các dân
tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên) kết hợp với
dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên được thể
hiện một cách khéo léo, sinh động, chị em phụ nữ Tây Nguyên đã tạo nên những bộ
trang phục thật ấn tượng cho dân tộc mình.
Trang phục tuy chỉ là hình thức, là vẻ
bề ngoài, tuy nhiên qua đó nó lại phản ảnh được về truyền thống văn hóa, quan
niệm đạo đức, thẩm mỹ, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp
biến của một con người, một chủng tộc. Mời các bạn tìm hiểu thêm về nền văn hoá
đa dân tộc, đa sắc màu của dân tộc Tây Nguyên.
Góp phần tô điểm cho vườn hoa văn hóa
các dân tộc không thể không nói đến bộ trang phục truyền thống của dân tộc
Mông. Đây thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mà người Mông đã tạo ra với đầy đủ
sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế.
Áo của người phụ nữ có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa,
trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay
áo thường được thêu hoa văn là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến
cửa tay. Đây là nơi hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người
Mông.
Váy phụ nữ Mông là loại
váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa. Phần cạp váy
được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có hai dây để buộc. Trên nền váy
chàm, hoa văn được thêu, in và ghép từng tấm thật ấn tượng và độc đáo. Phần
thêu hoa văn được thực hiện ở nửa dưới của váy.
Hoa văn trong trang phục của người Mông hoa chủ yếu là hoa văn
hình học như hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc và thỉnh thoảng
có những mô típ hoa văn chưa xác định được như thế này. Những mô típ hoa văn được
hình thành trên cơ sở sợi ngang của kỹ thuật dệt trên khung cửi và sau này được
lặp lại trong kỹ thuật thêu. Màu sắc chủ đạo được thêu trên váy là màu xanh, đỏ,
đen, vàng.
Trang phục dân tộc H'mông dành cho nam
Xưởng may Diễn Việt ngoài việc giữ gìn
những trang phục truyền thống, chúng tôi luôn cải tiến, sáng tạo và nắm bắt xu
hướng phát triển để mang đến sự mới mẻ đáp ứng nhu cầu của quý khách.
Ngoài ra, chúng tôi nhận may bán sỉ tất
cả các loại trang phục và luôn có nhiều ưu đãi cho quý khách.
Để có được những bộ trang phục đẹp,
chuyên nghiệp nhất, xin liên hệ địa chỉ bên dưới hoặc truy cập trangphucdien.com để
biết thêm thông tin.
Liên hệ may hoặc thuê trang phục biễu
diễn.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & TM-DV DIỄN
VIỆT
ĐC: 309/3 Nguyễn Oanh – P.17 – Gò Vấp
– HCM
Điện thoại tư vấn thuê trang phục: 0344 374 328 (gặp Việt) 0909 71 79 77 (gặp Phú), Tel: 02822 533 054
Điện thoại đặt may trang phục biểu diễn: 0902
99 22 20 (gặp Yên)
CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE,THÀNH CÔNG
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH
Nhận xét
Đăng nhận xét